Chữ viết của một ngôn ngữ đó chính là một tài sản vô giá của một quốc gia. Nhờ nó mà người dân của quốc gia đó mới có thể dễ dàng hiểu và truyền tải mọi thông tin và giúp cho quốc gia đó ngày càng phát triển. Chữ viết tiếng Hàn cũng vậy, đó là một nét đẹp, một nét văn hóa riêng của người Hàn Quốc.
1.Nguồn gốc ra đời của chữ Hangeul
Chữ Hàn Quốc hay còn được gọi là Hangeul là chữ viết chính thức của người dân Hàn Quốc được sử dụng từ thời đại Joseon. Bảng chữ cái có kết cấu được mệnh danh là có tính khoa học và logic nhất thế giới này do vua Sejong – vị vua đời thứ tư của thời đại Joseon sáng tạo ra vào tháng 9 năm 1446.
Trước khi chưa có chữ viết, người Hàn Quốc đã sử dụng Hanja (chữ Hán) để làm ngôn ngữ của dân tộc mình. Tuy nhiên, do chữ Hán khó viết nên chỉ tầng lớp quý tộc mới có cơ hội học loại chữ này. Vì vậy, chữ Hán không phổ biến nên vô số người dân thời đó không biết chữ, dẫn đến hiện tượng thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức ở một bộ phận đông đảo người dân.
Chính vì thực trạng đó, vua Sejong đã cùng các học giả tại 집현전 (điện Tập Hiền) nghiên cứu để sáng tạo ra chữ tiếng Hàn. Chính sự ra đời của Hangeul đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc Hàn. Trong thời kỳ Nhật Bản cai trị (1910-1945) việc sử dụng chữ Hangeul bị gián đoạn, tuy nhiên kể từ sau năm 1945, chữ Hangeul đã được sử dụng trở lại và phát triển mạnh mẽ cho đến tận ngày nay.
2.Tầm quan trọng của việc chữ viết tiếng Hàn ra đời
Cũng như nhiều ngôn ngữ của các dân tộc khác ở Châu Á, trong một thời gian dài hàng chục thế kỷ tiếng Hàn không có chữ viết. Mọi hình thức giao tiếp của người dân đều thực hiện bằng tiếng nói. Một ngôn ngữ mà khi đó cả dân tộc chưa có chữ viết đồng nghĩa với việc thiếu đi một tiêu chí của xã hội văn minh. Theo Các Mác và Ph Ănghen xác định sự đối lập giữa quan điểm dung vật và dung tâm chủ nghĩa trong hệ tư tưởng Đức. Và điều đặc biệt là ngôn ngữ đó cũng không thể hiện được đầy đủ các chức năng quan trọng và đa dạng của nó thời bấy giờ như chức năng quan trọng của việc giao tiếp, tư duy, lưu giữ thông tin, chức năng thi pháp sáng tạo văn hoá thành văn cũng như của ngôn ngữ Việt Nam và Nhật Bản phải mượn chữ tiếng Hán, dùng tiếng Hán như ngôn ngữ chính thức của các quốc gia dân tộc thời bấy giờ.
Vào giữa thế kỷ thứ 8 dưới triều Shila người Hán mà đại diện là Solchong đã sáng tạo ra được một loại chữ viết cho tiếng Hán gọi là I du tương tự như chữ Nôm ở nước ta. Chữ I du cấu tạo theo phương thức tượng hình như chữ Hán và được đánh giá là chữ viết tầm thường vì nó đã dùng chữ viết không khác gì chữ Hán và xa xỉ đối với chúng ta. Chính vì vậy mà sự ra đời của chữ viết Hangul và huấn dân chính âm được đánh giá là một sự sáng tạo, một tài sản quý giá của cả dân tộc, mang nét độc đáo, có ý nghĩa to lớn. Vì thế ngày nay việc chúng ta được học viết tiếng Hàn cơ bản được xem là thừa hưởng sự tinh hoa của người dân Hàn Quốc.
Năm 1997, chữ Hangeul đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới. Có thể nói, đây là một tài sản đáng tự hào cần được gìn giữ, không chỉ của người dân Hàn Quốc mà của cả nhân loại, bởi nó là một di sản văn hóa mà không phải dân tộc nào cũng có thể tự sáng tạo ra như dân tộc Hàn.
Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc cũng thực hiện những nỗ lực để bảo tồn nguyên vẹn Hangeul thông qua việc điều hành Bảo tàng Hangeul Quốc gia, Viện nghiên cứu tiếng Hàn Quốc gia và những cơ khác liên quan khác.
Nếu bạn là một người yêu thích văn hóa Hàn Quốc, thì ngại gì không học tiếng Hàn để hiểu thêm về đất nước này! Các bạn hãy bắt đầu học ngôn ngữ đặc biệt này và chia sẻ trải nghiệm của chính mình với những người quan tâm đến văn hóa Hàn Quốc để trở thành một người “thông thạo” tiếng Hàn nhé.
3.Hangeul – tài sản đáng tự hào của người Hàn Quốc và toàn nhân loại
Ngày nay, có rất nhiều người nổi tiếng dùng sức ảnh hưởng của mình để lan truyền hiệu ứng tích cực của Hangeul ra khắp thế giới. Gần đây nhất, nữ diễn viên Song Hye-kyo đã quyên góp 10 bản hướng dẫn bằng tiếng Hàn cho làng Utoro của Nhật Bản nhân dịp Ngày sáng tạo chữ Hàn Hangeul (9/10). Được biết, Song Hye-kyo vẫn luôn liên tục đóng góp những bản hướng dẫn bằng tiếng Hàn cho nhiều địa điểm là di tích lịch sử trên toàn thế giới trong suốt nhiều năm qua.
Hangeul không chỉ là chữ Quốc ngữ của đất nước Hàn Quốc mà còn là một ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. Ngày càng nhiều bạn trẻ mong muốn học tốt tiếng Hàn để tìm kiếm cơ hội du học hoặc đơn giản là biết tiếng Hàn để có thể tìm hiểu văn hóa và con người Hàn Quốc thỏa mãn đam mê của mình. Mình cũng là một trong số những bạn trẻ như vậy, để có thể “chạm” đến giấc mơ du học Hàn Quốc, mình đã cố gắng để học tiếng Hàn, cảm nhận của mình chính là “Tiếng Hàn rất thú vị” và mình nghĩ đây cũng là cảm nhận chung của nhiều bạn trẻ học tiếng Hàn khác.
4.Bối cảnh ra đời chữ viết tiếng Hàn
Thời điểm ra đời của chữ viết Hangul là vào thế kỷ 15 thuộc sự cai trị của đời vua thứ 4 của triều đại hậu Chosony, triều đại phát triển đỉnh cao của đất nước Hàn Quốc xưa (như triều đại hậu Lê của ta cùng thời). Dưới triều đại này nhân dân Hàn Quốc đã có nhiều thành tựu sáng tạo to lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: địa lý, lịch sử, thiên văn, âm nhạc, ngôn ngữ, pháp luật… Nhiều tác phẩm văn hóa đã trở thành cổ điển do viện danh nhân hay còn gọi viện tập hiền tổ chức soạn thảo mà vua Sejong (1418-1450 ) là người đứng đầu trong đó.
Để có cơ sở khoa học và tính thực tiễn cũng như đóng dấu sự độc quyền cho sự sáng tạo nhà vua đã cho các nhóm học gửi qua Trung Quốc và các vương quốc lân bang nghiên cứu, một số khác đi điều tra ở các địa phương. Tìm cách tổ hợp kết hợp nét chữ theo lối Modul hoá tạo thành hệ thống chữ viết Hangul. Vua Sejong là người được xem như cha đẻ của chữ viết Hangul. Cuối cùng vào năm 1443, 1444 và đến 1446 thì chính thức công bố Hangul cùng với huấn dân chính âm, tạm hiểu như là âm chính xác để nhà vua có thể truyền thụ, giáo huấn cho dân, giải thích hướng dẫn cách thức, nguyên lý sáng tạo hệ thống chữ viết mới mà nhân dân cần thấu hiểu và dùng theo.
5.Ý nghĩa việc ra đời chữ viết tiếng Hàn
Phải nói rằng việc sáng tạo chữ viết Hangul và công bố Huấn dân chính âm chính là một việc làm có ý nghĩa khoa học độc đáo, mang ý nghĩa văn hoá to lớn cho cả dân tộc. Ý nghĩa khoa học nổi bật ở chỗ:
Một là vào thời bây giờ việc tiếp xúc văn hóa Đông Tây còn hạn chế, các nước đông á còn chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ chữ viết tiếng Hán, chữ Hán tượng hình mà nguyên tắc sáng tạo chữ Hangul lại làm theo lối ghi âm gần gũi với nguyên tắc sáng tạo nên chữ La Tinh, chữ viết Slavơ của phương Tây, và chữ viết tiếng Hàn là kết quả của tất cả những sự sáng tạo đó.
Hai là cách thức hình thành nên nét chữ cũng như cách kết hợp các nét chữ với nhau, nguyên tắc hợp tố được thể hiện rõ theo lối phát sinh cộng với phương thức modul hoá (lắp ghép theo khối)để trở thành âm tiết, các âm phức.
Ba là cách sắp xếp bài trí lại theo lối đồ hình chứ không hoàn toàn hình tuyến gây ấn tượng, tạo hình khối đẹp, làm cân đối trong các nét chữ. Cách sắp xếp bài trí này tạo nên một nét đẹp riêng trong chữ cái tiếng Hàn, tạo lợi thế trong cách bài trí, quảng cáo, tạo điều kiện cho nghệ thuật thi pháp như chữ Hán và điều này làm cho một số nhà ngôn ngữ học chưa biết hệ thống chữ viết này lầm tưởng rằng đây cũng là hệ thống chữ viết theo lỗi tượng hình. Có thể nói ý tưởng kết hợp nét truyền thống với sự đổi mới, sáng tạo, lựa chọn nguyên tắc gần gũi với nguyên tắc sáng tạo chữ viết phương Tây kết hợp với nét đẹp đông á thật rõ nét. Vì vậy để học tốt chữ viết tiếng Hàn ta cần phải nắm rõ vai trò cũng như ý nghĩa khi chữ viết tiếng Hàn ra đời thì chúng ta mới cảm thấy trân trọng những gì mà chúng ta học được.
Liên hệ ngay
💟 DU HỌC HÀN QUỐC KO KOREA 💟
☎️ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞/𝐙𝐚𝐥𝐨: 0847 957 177 (Ms. Loan)
🌍 Website:https://kokorea.edu.vn/
🏡 Địa chỉ:
CS1: 49 Lê Bôi. P7. Q8. TP. HCM.
CS2: Đường số 7. Nguyễn Văn Linh. Xã Phong Phú. Huyện Bình Chánh. TP. HCM